Tiểu thuyết “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng

Tiểu thuyết “Búp sen xanh”

của nhà văn Sơn Tùng

“Búp sen xanh” của tác giả Sơn Tùng ra mắt năm 1982, là cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên viết trọn vẹn về thời niên thiếu cho đến khi ra đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là một thành công lớn của nền văn học Việt Nam.

Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng, được nhà xuất bản Kim Đồng tái bản lần thứ 33 với số lượng 10.000 bản, năm 2024. Sách dày 362 trang, khổ 12,5 x 20,5cm. Trang bìa được trang trí bằng gam màu xanh, nổi bật là bông sen cách điệu tượng trưng cho cốt cách thanh cao của bậc vĩ nhân, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Với tiểu thuyết “Búp sen xanh”, nhà văn Sơn Tùng đã kể thật hấp dẫn, lôi cuốn đọc giả tìm hiểu quá trình hình thành nhân cách của một vĩ nhân được cả thế giới ngưỡng mộ. Sách gồm 3 phần:

 

  1. Thời thơ ấu của Bác (Từ trang thứ 9 đến trang 157)

Tác giả đưa ta đến với làng Sen – nơi ở của gia đình cậu bé Côn. Chuyện cậu Côn ngồi nghe bà ngoại kể về cuộc đời người cha của mình được ông ngoại nhận làm con nuôi và gả con gái cho, là một trong những trang hay của tiểu thuyết. Ông Nguyễn Sinh Sắc tuy đã ghi danh bảng vàng, vẫn canh cánh trong lòng nỗi đau nước mất nhà tan. Đối với ông, cứu nước chỉ còn con đường “làm quan thanh liêm”. Nhưng điều đó không thực hiện được, ông quay về dạy học và hốt thuốc cứu người.

Hiểu hoàn cảnh gia đình nên 3 chị em rất ngoan ngoãn, chăm chỉ. Đặc biệt, câu bé Côn từ nhỏ đã tỏ ra thông minh, lanh lợi. Có lần Côn nằm võng tâm sự cùng bà ngoại, ước được nhìn thấy mặt vua. Trong khi bà hoảng hốt thốt lên “Ai mà nhìn thấy mặt vua, vua không ưng bụng sẽ bị mù mắt đó”, thì Côn lại tỏ ra bình thản mà vặn vẹo lại bà “Mù mắt chứ có mù tim mô mà sợ”. Côn quả là một cậu bé quyết đoán và can đảm.

Thời thơ ấu của Bác cho thấy chính tư duy khác biệt ngay từ nhỏ đã làm tiền đề để Bác làm những điều lớn lao sau này.

  1. Thời niên thiếu của Bác (Từ trang 161 đến trang 277)

Các bạn sẽ rất khâm phục và cảm động cậu bé Côn nay gọi là Tất Thành với những biến động của gia đình, mẹ mất, em mất, anh tham gia

Tiểu thuyết “Búp sen xanh”

của nhà văn Sơn Tùng

 

 

“Búp sen xanh” của tác giả Sơn Tùng ra mắt năm 1982, là cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên viết trọn vẹn về thời niên thiếu cho đến khi ra đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là một thành công lớn của nền văn học Việt Nam.

Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng, được nhà xuất bản Kim Đồng tái bản lần thứ 33 với số lượng 10.000 bản, năm 2024. Sách dày 362 trang, khổ 12,5 x 20,5cm. Trang bìa được trang trí bằng gam màu xanh, nổi bật là bông sen cách điệu tượng trưng cho cốt cách thanh cao của bậc vĩ nhân, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Với tiểu thuyết “Búp sen xanh”, nhà văn Sơn Tùng đã kể thật hấp dẫn, lôi cuốn đọc giả tìm hiểu quá trình hình thành nhân cách của một vĩ nhân được cả thế giới ngưỡng mộ. Sách gồm 3 phần:

 

  1. Thời thơ ấu của Bác (Từ trang thứ 9 đến trang 157)

Tác giả đưa ta đến với làng Sen – nơi ở của gia đình cậu bé Côn. Chuyện cậu Côn ngồi nghe bà ngoại kể về cuộc đời người cha của mình được ông ngoại nhận làm con nuôi và gả con gái cho, là một trong những trang hay của tiểu thuyết. Ông Nguyễn Sinh Sắc tuy đã ghi danh bảng vàng, vẫn canh cánh trong lòng nỗi đau nước mất nhà tan. Đối với ông, cứu nước chỉ còn con đường “làm quan thanh liêm”. Nhưng điều đó không thực hiện được, ông quay về dạy học và hốt thuốc cứu người.

Hiểu hoàn cảnh gia đình nên 3 chị em rất ngoan ngoãn, chăm chỉ. Đặc biệt, câu bé Côn từ nhỏ đã tỏ ra thông minh, lanh lợi. Có lần Côn nằm võng tâm sự cùng bà ngoại, ước được nhìn thấy mặt vua. Trong khi bà hoảng hốt thốt lên “Ai mà nhìn thấy mặt vua, vua không ưng bụng sẽ bị mù mắt đó”, thì Côn lại tỏ ra bình thản mà vặn vẹo lại bà “Mù mắt chứ có mù tim mô mà sợ”. Côn quả là một cậu bé quyết đoán và can đảm.

Thời thơ ấu của Bác cho thấy chính tư duy khác biệt ngay từ nhỏ đã làm tiền đề để Bác làm những điều lớn lao sau này.

  1. Thời niên thiếu của Bác (Từ trang 161 đến trang 277)

Các bạn sẽ rất khâm phục và cảm động cậu bé Côn nay gọi là Tất Thành với những biến động của gia đình, mẹ mất, em mất, anh tham gia biểu tình chống đối kẻ thù. Sau đó anh dạy học tại trường Đông Ba, ở đây anh đã dạy rất nhiều bài học làm người cho các em học sinh.

Các bạn hãy tìm đọc và không thể bỏ lỡ đoạn văn cảm động khi Thành âm thầm để lại thư chia tay lớp học nhỏ để tiếp tục bôn ba. Trong thư có đoạn trích thế này “ Các trò thương mến, thầy đi xa, lòng vẫn nhớ, vẫn gần các trò.”  Đọc thư xong đám học trò đứa nào cũng đẫm lệ.

  1. Ở tuổi hai mươi (Từ trang 281 đến trang 362)

Qua ngòi bút của nhà văn Sơn Tùng, người thanh niên Nguyễn Tất Thành hiện lên với nét thông minh, bản lĩnh hơn người. Nhưng không phải là thần đồng bẩm sinh, mà là do quá trình tự rèn luyện, học tập, tiếp thu tinh hoa dân tộc. Bạn đọc khó mà quên được mốc lịch sử ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, ngày 5 tháng 6 năm 1911. “Anh nghe tiếng còi tàu nhọn hoắt khoan vào không gian nhức nhối… Anh bước sải chân vội vã xuống tàu”.

“Búp sen xanh” cho chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc đời của Bác, cũng như khát vọng cứu nước của Người. Đồng thời, cuốn sách cũng mang lại cho người đọc nhiều bài học về cách làm người. Đây là một cuốn sách đáng để chúng ta đọc và ngẫm nghĩ.

“Búp sen xanh” là món quà thiêng liêng nhất mà nhà văn Sơn Tùng nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung kính dâng lên Bác. Theo thời gian cuốn sách vẫn giữ vững được những nét đẹp, giá trị đích thực. Bởi trong đó chứa đựng một tâm hồn cao cả – tâm hồn vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của dân tộc Việt Nam.

 

Tôi xin gói gọn tình cảm, lòng biết ơn và sự kính trọng Bác bằng những dòng thơ của nhà thơ Tố Hữu:

                                “Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn

                                Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn

                                Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

                                Vững như muôn ngọn dãy Trường Sơn.”