TRƯỜNG TH TÂN CÔNG CHÍ 2
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
Với mục tiêu nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tại nhà trường; tạo điều kiện để giáo viên giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Từ đó đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, đẩy mạnh sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy. Ngày 5 tháng 10 năm 2024, tổ 5 – trường Tiểu học Tân Công Chí 2 đã họp tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học, với sự tham dự của cán bộ quản lí, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn.
* Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
– Là một trong các nội dung đổi mới SHTCM.
– Tiết dạy là công trình tập thể
– Các bước đổi mới SHTCM theo nghiên cứu bài học:
+ Chuẩn bị bài dạy nghiên cứu
+ Tiến hành dạy minh họa và dự giờ.
+ Rút kinh nghiệm và vận dụng vào các bài giảng sau.
Đồng chí Lê Văn Qúi thông qua nội dung sinh hoạt chuyên môn.
Đây là năm học đầu tiên khối 5 thực hiện CTGDPT2018, dù gặp rất nhiều khó khăn trong dạy và học nhưng Tổ 5 vẫn mạnh dạn đăng ký thực hiện tiết dạy minh họa, nhằm trao dởi, rút kinh nghiệm trong giảng dạy. Sau khi trao đổi, chia sẻ tổ 5 đã thống nhất đề cử đồng chí Phạm Thị Thúy Vân dạy tiết minh họa, phân môn Tiếng Việt (Đọc).
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động sinh hoạt chuyên môn mà ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến việc học sinh học như thế nào, gặp khó khăn gì, kết qủa học tập cải thiện ra sao, các em có hứng thú tham gia và quá trình học tập và giáo viên cần điều chỉnh về hình thức tổ chức, tương tác các đối tượng trong dạy học như thế nào để đạt mục tiêu. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là cơ hội cho mỗi cá nhân nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, phát huy khả năng sáng tạo trong dạy học thông qua hoạt động dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ dạy minh họa; rèn luyện một số kỹ năng cho giáo viên.
Do vậy, mỗi giáo cần tiếp tục nghiên cứu những kinh nghiệm rút ra được qua dự giờ, thảo luận, suy ngẫm để áp dụng vào việc giảng dạy của bản thân cho phù hợp.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA TIẾT DẠY STEAM
Nguời viết: Võ Thị Thu Hà – Trường TH Tân Công Chí 2